Đặc điểm Bụi_kim_cương

Tại Tsukuba, Ibaraki, Nhật Bản. trích từ phim MOV, trong đó các hạt băng dễ dàng được nhận ra bởi sự lấp lánh

Bụi kim cương tương tự như sương mù ở chỗ là là một đám mây dựa trên bề mặt. Tuy nhiên, nó khác với sương mù ở hai điểm chính. Nói chung sương mù dùng để chỉ một đám mây gồm nước lỏng (thuật ngữ sương mù băng thường nói đến sương mù hình thành dưới dạng nước lỏng và sau đó đóng băng, và dường như thường xảy ra ở các thung lũng có không khí bị ô nhiễm như Fairbanks, Alaska, trong khi bụi kim cương hình thành trực tiếp như băng). Ngoài ra, sương mù là một đám mây đủ dày làm giảm đáng kể tầm nhìn, trong khi bụi kim cương thường rất mỏng và có thể không ảnh hưởng đến tầm nhìn (có rất ít tinh thể trong một thể tích không khí so với những giọt nước có trong cùng một thể tích sương mù). Tuy nhiên, bụi kim cương có thể làm giảm tầm nhìn, trong một số trường hợp xuống dưới 600 m (2.000 ft).

Độ sâu của lớp bụi kim cương có thể thay đổi đáng kể từ 20-30m (66 đến 98 ft) đến 300 m (980 ft). Bởi vì bụi kim cương không phải lúc nào cũng làm giảm tầm nhìn, nó thường được nhận ra bởi những tia sáng lóe qua xuất hiện khi các tinh thể nhỏ bé, bay trong không khí, phản chiếu ánh sáng Mặt Trời vào mắt. Hiệu ứng lấp lánh này cũng mang lại cái tên cho hiện tượng vì nó trông giống như nhiều viên kim cương nhỏ đang lóe lên trong không khí.

Liên quan